Phân tích tài chính doanh nghiệp là việc cần phải làm trong quá trình đầu tư và tích lũy.
Phân tích tài chính doanh nghiệp giúp nhà đầu tư có kế hoạch đầu tư rõ ràng, lựa chọn đúng sản phẩm, thời gian đầu tư hợp lý, nhằm tối ưu hóa lợi nhuận cho nhà đầu tư.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH LÀ GÌ?
Phân tích tài chính (tiếng Anh: Financial Analysis) là phương pháp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính, nhằm đánh giá tình hình tài chính, khả năng và tiềm lực, chất lượng hoạt động cũng như rủi ro trong kinh doanh.
(Phân tích tài chính là gì?)
CÁC LOẠI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CƠ BẢN
(Các loại phân tích tài chính doanh nghiệp)
Phân tích tài chính theo chiều ngang
Loại phân tích này sử dụng hiệu suất trong quá khứ làm cơ sở để đánh giá và phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính theo chiều dọc
Phương pháp phân tích theo tỷ lệ phần trăm, dùng lợi nhuận so sánh với các tài sản, khoản nợ và cổ phần của doanh nghiệp.
Phù hợp khi so sánh cho nhiều doanh nghiệp giống nhau, tuy nhiên không thể phân tích được những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Phân tích tài chính theo tỷ lệ
Phương pháp phân tích theo nhiều khía cạnh khác nhau, được sử dụng khi những phương pháp phân tích thông thường không còn hữu ích nữa.
CÁC CHỈ SỐ QUAN TRỌNG KHI PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA MỘT DOANH NGHIỆP
Khi phân tích tài chính doanh nghiệp, bạn cần phải lưu ý hai chỉ số quan trọng nhất đó là chỉ số thanh toán và chỉ số hoạt động.
(Các chỉ số quan trọng khi phân tích tài chính doanh nghiệp)
Trong nhóm chỉ số thanh toán có 10 chỉ số cơ bản đó là:
- Chỉ số thanh toán hiện hành
- Chỉ số thanh toán nhanh (Quick ratio)
- Chỉ số tiền mặt
- Chỉ số dòng tiền từ hoạt động (Short-term debt coverage)
- Chỉ số vòng quay các khoản phải thu (Accounts Receivable Turnover)
- Chỉ số số ngày bình quân vòng quay khoản phải thu
- Chỉ số vòng quay hàng tồn kho
- Chỉ số ngày bình quân vòng quay hàng tồn kho
- Chỉ số vòng quay các khoản phải trả
- Chỉ số số ngày bình quân vòng quay các khoản phải trả
CÁC PHƯƠNG PHÁP TRONG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
(Các phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp)
Có rất nhiều phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp, nổi bật nhất là:
Phương pháp so sánh
Phân tích, đánh giá sự thay đổi của các chỉ tiêu thông qua báo cáo tài chính của nhiều năm liên tiếp, có thể từ 2 đến 3 năm cả về số tương đối và tuyệt đối.
Trong phương pháp này ta có thể chọn:
- so sánh theo thời gian
- so sánh chéo theo thời điểm
- so sánh kết hợp
Phương pháp loại trừ
Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tài chính, với giả định các nhân tố còn lại không thay đổi.
Nhà phân tích nếu sử dụng phương pháp này sẽ thấy được nhân tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh lời của tài sản.
Phương pháp cân đối liên hệ
Dựa vào đặc trưng cân đối cơ bản giữa tài sản và nguồn vốn, doanh thu và chi phí, dòng tiền ra tiền vào và cân đối giữa tăng và giảm,… để xem xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến biến động của chỉ tiêu phân tích như thế nào.
>>> Xem thêm: Phương pháp & Cách phân tích tài chính doanh nghiệp năm 2022
TỔNG KẾT
Việc vận dụng phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp phù hợp với nội dung và chỉ tiêu phân tích với các đánh giá tổng hợp là nghệ thuật đối với các chuyên gia phân tích tài chính.
>>>Xem thêm: 5 sai lầm trong quản lý tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ
Để hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính mới nhất, hãy tham gia vào khóa học “Quản trị tài chính Startup” từ giảng viên Ngô Quốc Chương và đội ngũ chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, sẽ giúp cho bạn có nhiều cái nhìn tổng quát về thị trường, đồng thời bạn có thể tìm thấy được cơ hội kinh doanh cho chính mình khi tham gia khóa học.
CHI TIẾT KHÓA HỌC “QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH START – UP”
Lịch học: Thứ 2, 3, và 5. Thời gian: 19:30 – 21:30
GIÁ ƯU ĐÃI: 1.990K VNĐ (Giá gốc: 5.000.000 VNĐ).
Tặng bộ tài liệu tài chính trị giá 2.000K VNĐ (Áp dụng cho học viên đăng ký trước khi khóa học diễn ra 10 ngày)