Khó khăn và lưu ý khi quản trị tài chính doanh nghiệp

Bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chi phí và tăng lợi nhuận? Bạn có biết rằng những quyết định tài chính sai lầm có thể khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn và thậm chí là phá sản? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thách thức trong quản trị tài chính doanh nghiệp và cung cấp những giải pháp thực tế để tối ưu hóa tài chính và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Những khó khăn khi quản trị tài chính doanh nghiệp

Việc quản lý tài chính dựa trên ước lượng và dự đoán sẽ khiến bạn khó có thể xác định chính xác nguồn thu và kiểm soát chi phí.

Điều này có thể dẫn đến tình trạng tài chính không ổn định, bỏ lỡ các cơ hội đầu tư và thậm chí là gặp khó khăn trong kinh doanh.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần xây dựng một hệ thống quản lý tài chính chuyên nghiệp bao gồm việc theo dõi chi tiết các khoản thu chi, phân tích báo cáo tài chính định kỳ và lập kế hoạch tài chính rõ ràng.

Kiểm soát công nợ chưa thường xuyên, chặt chẽ, chưa có chính sách xử lý nợ rốt ráo dễ dẫn đến thiếu tiền.

Việc để công nợ phải thu kéo dài không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn tăng nguy cơ phát sinh nợ xấu. Để khắc phục tình trạng này, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý công nợ chặt chẽ, bao gồm các quy trình theo dõi, nhắc nhở và xử lý nợ rõ ràng.

Kiểm soát không chặt chẽ vật tư hàng hóa, xuất nhập tồn kho, trên đường đi, hàng gửi làm lãng phí vốn.

Việc không có một hệ thống quản lý kho chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng hàng hóa bị thất thoát, hư hỏng, tồn kho quá nhiều hoặc quá ít. Điều này không chỉ làm giảm lợi nhuận mà còn ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Do đó, việc tối ưu hóa quản lý kho là vô cùng cần thiết để ngăn chặn thất thoát và tăng hiệu quả sử dụng vốn.

Không có kế hoạch tài chính, thậm chí không kiểm soát được dòng tiền, kế hoạch thu trả nợ.

Việc không có kế hoạch tài chính giống như việc xây một ngôi nhà mà không có bản vẽ thiết kế. Bạn sẽ không biết mình đang đi đâu và rất dễ mắc phải những sai lầm nghiêm trọng.

Những điều cần lưu ý khi quản trị tài chính doanh nghiệp

  1. Nếu doanh nghiệp có quy mô nhỏ, dưới 10 nhân sự, việc quản lý còn chưa có nhiều và khó khăn. Nếu là chủ doanh nghiệp, bạn nên tự mình ghi chép sổ sách kiêm luôn các nội dung của giám đốc tài chính.
  2. Khi doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động. Cần xây dựng ngay các các chính sách kiểm tra và kiểm soát sổ sách nội bộ.
  3. Đừng bỏ qua các báo cáo hàng tháng từ ngân hàng. Mỗi tháng một lần, nhà quản lý nên đối chiếu số dư tiền vay, tiền gửi và tiền lãi với báo cáo đó.
  4. Việc báo cáo dòng tiền hàng tháng cần được cập nhật đúng hạn và duy trì theo dõi thường xuyên.
  5. Để giảm nhẹ bộ máy nhân sự, doanh nghiệp có thể thuê ngoài dịch vụ chi trả lương uy tín và chuyên nghiệp trên thị trường.
  6. Lập báo cáo tài chính hàng tháng để theo dõi hoạt động kinh doanh nhằm kịp thời đưa ra các kế hoạch cần thiết.
  7. Nên mở tài khoản kinh doanh của doanh nghiệp riêng. Không nên lẫn với tài khoản cá nhân của chủ doanh nghiệp để minh bạch dòng tiền.
  8. Nếu là chủ doanh nghiệp, bạn nên tham gia một lớp tài chính cho người không chuyên trước khi bước vào con đường kinh doanh. Kiến thức có được từ khóa học sẽ giúp bạn đọc hiểu được báo cáo tài chính một cách tổng quát, tránh trường hợp bị truy thu thuế hoặc lãi ảo.

Quản trị tài chính doanh nghiệp là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự tỉ mỉ và kinh nghiệm. Bài viết đã điểm qua một số khó khăn mà các doanh nghiệp thường gặp phải, như quản lý dòng tiền, kiểm soát chi phí, lập kế hoạch tài chính và đánh giá hiệu quả đầu tư. Để vượt qua những thách thức này, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản lý tài chính chặt chẽ, sử dụng các phần mềm kế toán chuyên nghiệp và tham khảo ý kiến của các chuyên gia tài chính.

Leave Comments

0906779115
0906779115