Bạn có biết: Nhà đầu tư thiên thần, vòng gọi vốn… là gì?

Nhà đầu tư thiên thần, vòng gọi vốn… là gì?

Trong thế giới khởi nghiệp có nhiều thuật ngữ mới mẻ với nhiều người. Thậm chí với ngay cả những bạn trẻ ấp ủ khát khao khởi nghiệp.

Nhà đầu tư thiên thần là người đồng ý cung cấp nguồn vốn đầu tiên cho dự án khởi nghiệp.

Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến và quen thuộc khi nhắc tới vấn đề khởi nghiệp.

1. Nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor)

Là người cung cấp nguồn vốn đầu tiên hoặc trong các giai đoạn bắt đầu hoạt động bởi họ tin tưởng vào ý tưởng, giải pháp và sản phẩm của một công ty khởi nghiệp. Mục đích của nhà đầu tư thiên thần thường mong muốn đổi lấy quyền sở hữu công ty.

2. Nhà đầu tư mạo hiểm (Venture Capitalist)

Là. người cung cấp nguồn vốn bởi họ tin vào tiềm năng tăng trưởng mạnh của các công ty khởi nghiệp để đổi lấy cổ phần. Các nhà đầu tư này cũng thường cấp vốn cho các dự án khởi nghiệp hoặc các công ty nhỏ đang có nhu cầu mở rộng quy mô. Các quỹ đầu tư mạo hiểm sẵn sàng chịu rủi ro để có thể kiếm được lợi nhuận lớn nếu dự án khởi nghiệp thành công và ngược lại.

3. Huy động vốn từ cộng đồng (Crowdfunding)

Đây là một phương thức huy động vốn mới nhằm tăng khả năng thực hiện các dự án khác nhau, thường là các ý tưởng kinh doanh mới, ở giai đoạn đầu triển khai dự án kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, dựa trên nguồn lực từ một nhóm người sẵn sàng tài trợ cho những dự án này, với việc chuyển một khoản tiền nhỏ qua một kênh huy động dựa trên nền tảng Internet.

4. Vườn ươm (Incubator)

Cũng được xem là một hình thức nhà đầu tư khi nuôi dưỡng các công ty khởi nghiệp từ những ngày khởi sự, có thể tồn tại, duy trì. và phát triển trong dài hạn, có thể nhằm mục đích đổi lấy vốn chủ sở hữu. 

Các vườn ươm sẽ cung cấp vốn, nhân lực hoặc cố vấn quản trị cho công ty khởi nghiệp. Các trường đại học hiện nay thường thành lập các vườn ươm để hỗ trợ cho các dự án khởi nghiệp của sinh viên.

5. Khoản vay chuyển đổi (Convertible Debt)

Đây là khoản tiền mà công ty khởi nghiệp vay của nhà đầu tư, nhưng mục đích của cả nhà đầu tư và công ty khởi nghiệp là để sau này chuyển số nợ đó thành vốn sở hữu. Hình thức và thời điểm chuyển đổi sẽ do hai bên thỏa thuận lúc ký cam kết.

6. Vòng tiền hạt giống (Pre-seed Round)

Chỉ giai đoạn huy động vốn đầu tiên, khi các nhà sáng lập dự án cố gắng đưa ý tưởng ban đầu của mình vào thực tế. Nhà đầu tư. ở vòng sơ khai này thường chủ yếu muốn thử nghiệm, tìm hiểu về một lĩnh vực mới nào đó. 

Vòng gọi vốn này thường bắt đầu với gia đình, bạn bè, người thân và không đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ theo quy trình đầu tư phức tạp.

7. Vòng hạt giống (Seed Round)

Khi các ý tưởng được đưa vào hoạt động cũng là lúc các công ty khởi nghiệp cần tăng vốn bằng cách kêu gọi nhà đầu tư nhiều hơn từ bên ngoài. Vòng này, công ty khởi nghiệp hướng tới nhà sáng lập, nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư mạo hiểm hoặc các quỹ…

8. Vòng gọi vốn series A, series B và series C

Có nhiều thuật ngữ liên quan đến việc gọi vốn khi khởi nghiệp 

Bằng số vốn được cấp thêm, công ty khởi nghiệp sẽ dùng để nghiên cứu nhu cầu thị trường, thị hiếu và hành vi của khách hàng, hướng tới phát triển sản phẩm phù hợp với xu hướng. Ngoài ra, họ cũng dùng tiền này để thuê thêm nhân sự.

Sau vòng tiền hạt giống, vòng hạt giống, công ty khởi nghiệp sẽ tiến đến các vòng gọi vốn theo series.

Vòng series A gọi vốn để phát triển quy mô kinh doanh, truyền thông, tiếp thị sản phẩm hoặc nghiên cứu thị trường mới.

Vòng series B gọi vốn để mở rộng thị phần, đầu tư vào nhân sự và bắt đầu thâm nhập vào thị trường mới.

Vòng series C là minh chứng cho một công ty khởi nghiệp đã thành công bước đầu, có thể tiếp cận với các quỹ đầu tư, công ty lớn và các ngân hàng. Số vốn gọi được dùng để mở rộng, phát triển thị trường, hướng tới chuẩn bị phát hành cổ phiếu ra công chúng.

9. Nhà sáng lập (Founder)

Là người tìm ra các ý tưởng, giải pháp và phát triển chúng thành các sản phẩm, dịch vụ có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. 

Cũng có thể hiểu nhà sáng lập là người thành lập nên một công ty, một thương hiệu, một sản phẩm. Khái niệm nhà sáng lập thường chỉ một người đơn lẻ, phân biệt với nhà đồng sáng lập chỉ nhiều hơn một người.

10. Người thành lập, điều hành doanh nghiệp một mình (Solopreneur)

Thuật ngữ này được kết hợp giữa solo (nghĩa là một mình, đơn độc) và entrepreneur (nghĩa là doanh nhân). Solopreneur nói về một người có thể tổ chức, điều hành và chịu mọi rủi ro của doanh nghiệp mà không cần sự hợp tác, trợ giúp của người khác.

11. Rồng (Dragon)

Công ty khởi nghiệp kỳ lân là công ty được định giá 1 tỉ đô la 
Công ty khởi nghiệp được gọi là rồng khi huy động được 1 tỉ đô la chỉ trong một vòng gọi vốn. Rất ít công ty khởi nghiệp làm được điều này.

12. Khởi nghiệp kỳ lân (Unicorn)

Công ty khởi nghiệp kỳ lân là công ty được định giá 1 tỉ đô la. Các công ty này rất hiếm nhưng không khan hiếm bằng công ty khởi nghiệp được gọi là rồng (dragon).

13. Doanh nghiệp cottage (Cottage business)

Miêu tả các doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt khi sản xuất phi tập trung theo quy mô nhỏ thay vì mở rộng phạm vi, mục đích kinh doanh. Mô hình này hướng tới các công ty khởi nghiệp theo hộ gia đình.

14. Tự thân vận động (Boostrapping)

Thuật ngữ này mô tả một người đang nỗ lực để bắt đầu kinh doanh, thành lập công ty với số vốn rất ít từ tài chính cá nhân của mình hoặc doanh thu từ hoạt động của công ty mới. Hình thức này trái ngược với các công ty khởi nghiệp gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần và nhà đầu tư mạo hiểm.

Nguồn: Internet.

Leave Comments

0906779115
0906779115