Định giá doanh nghiệp là gì?

Định giá doanh nghiệp

Nhắc đến những khái niệm mơ hồ trong giới đầu tư, chúng ta không thể không nhắc tới khái niệm “định giá doanh nghiệp”. Vấn đề đặt ra cần phải đối mặt đó là làm sao để gán giá trị cho doanh nghiệp khi mà nó là tập hợp của muôn vàn thành cấu hữu hình và vô hình? Hãy tìm kiếm câu trả lời cho thắc mắc trên ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Định giá doanh nghiệp là gì?

Định giá doanh nghiệp là quá trình ước tính giá trị của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng mục đích cụ thể và sử dụng các phương pháp thẩm định giá phù hợp. Điều này đặt ra thách thức đối với các nhà đầu tư, vì doanh nghiệp thường bao gồm cả tài sản vô hình và vật chất.

Thẩm định giá doanh nghiệp là việc đánh giá giá trị thị trường của doanh nghiệp, bao gồm quyền lợi và lợi ích từ việc sở hữu doanh nghiệp cho chủ sở hữu. Thông thường, các chuyên viên có kinh nghiệm và được đào tạo sẽ thực hiện việc này.

Để đạt được sự chính xác trong định giá giá trị doanh nghiệp, các chuyên viên này phải đáp ứng tiêu chuẩn và có kinh nghiệm trong việc thẩm định giá tài sản vô hình, chứng khoán và lợi ích phát sinh từ việc sở hữu doanh nghiệp.

Định giá doanh nghiệp là việc doanh nghiệp tiến hành ước tính giá trị của doanh nghiệp nhằm hướng tới một mục đích nhất định

2. Vai trò của định giá doanh nghiệp

Ngày nay, việc định giá doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong thị trường tài chính, chứng khoán và các thị trường tài sản khác. Nó giúp hiểu rõ hơn về tổng quan của một công ty hoặc tổ chức.

Thẩm định giá doanh nghiệp thường được sử dụng trong các hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia tách doanh nghiệp. Nó cũng cung cấp thông tin quan trọng để các nhà quản lý có thể phân tích hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp để tìm giải pháp cải tiến quản lý.

Định giá doanh nghiệp cũng cung cấp thông tin quan trọng cho các cơ quan quản lý và giúp họ đề xuất các chính sách quản lý cụ thể, phù hợp đối với từng doanh nghiệp.

Việc định giá doanh nghiệp cũng có vai trò quan trọng trong giải quyết các tranh chấp giữa các cổ đông hoặc khi phân chia cổ phần, góp vốn, giải quyết vi phạm hợp đồng.

Cuối cùng, việc định giá doanh nghiệp là cơ sở để các tổ chức, cá nhân và nhà đầu tư đưa ra quyết định mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán do doanh nghiệp phát hành trên thị trường tài chính. Dựa trên kết quả định giá, doanh nghiệp có thể quyết định sáp nhập, chia tách, giải thể, thanh lý hoặc liên doanh.

Thẩm định giá trị doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hoạt động mua bán, tiến hành sáp nhập, hợp nhất hay chia tách doanh nghiệp

3. Mục đích của việc định giá doanh nghiệp

Thông thường doanh nghiệp tiến hành định giá doanh nghiệp thường nhằm những mục đích chủ yếu sau:

  1. Doanh nghiệp tiến hành các hoạt động mua bán, sáp nhập, liên doanh liên kết, thanh lý doanh nghiệp
  2. Nhà đầu tư quyết định góp vốn, mua – bán chứng khoán của doanh nghiệp
  3. Cổ phần hóa, niêm yết chứng khoán trên thị trường chứng khoán
  4. Tiến hành vay vốn để đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty
  5. Tính tiền thuế mà doanh nghiệp phải đóng hàng năm
  6. Tiến hành thanh lý, giải thể, phá sản doanh nghiệp
  7. Là cơ sở để dựa vào đó giải quyết, xử lý các tranh chấp

Việc định giá doanh nghiệp giúp nhà đầu tư trong quá trình cần vay vốn để đầu tư, xử lý các tranh chấp, tiến hành các hoạt động mua bán, sáp nhập. 

4. Các phương pháp định giá doanh nghiệp ở Việt Nam

Để có thể định giá doanh nghiệp, chúng ta có thể sử dụng các phương pháp phổ biến dưới đây. 

#1. Phương pháp dựa vào bảng cân đối kế toán

Để thực hiện phương pháp này, ta cần dựa vào bảng cân đối kế toán. Giá trị của doanh nghiệp là giá trị phần tài sản báo cáo trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm cần xác định giá trị doanh nghiệp. 

Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ hiểu. Tuy nhiên nó cũng có một nhược điểm vô cùng lớn đó chính là giá trị của các tài sản trên bảng cân đối kế toán đều mang giá trị lịch sử nên với các đối cần sử dụng thông tin về giá trị kinh doanh thì tính hữu ích sẽ hạn chế hơn. Cơ bản phương pháp này trong thực tế hầu như hiếm khi được sử dụng. 

#2. Phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản

Phương pháp này sẽ hoạt động căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản của doanh nghiệp theo giá trị thị trường tại thời điểm muốn định giá. Với phương pháp này các chuyên gia định giá doanh nghiệp cần phải trực tiếp tiến hành  kiểm kê và đánh giá lại giá trị của từng tài sản của doanh nghiệp.

định giá doanh nghiệp

Có thể thấy với phương pháp thông tin về thị trường cũng như tổng tài sản của doanh nghiệp thời điểm định giá sẽ tương đối chính xác và đáng tin cậy. Tuy

nhiên những thông tin này thường chỉ thể hiện được giá trị doanh nghiệp ở trạng thái tĩnh – giá trị để thanh lý doanh nghiệp.

Mà mục đích ban đầu của việc định giá doanh nghiệp là đề xuất ra các quyết định kinh doanh phù hợp, hiệu quả trong tương lai. Nghĩa là phần định giá này sẽ có giá trị khi doanh nghiệp hoạt động liên tục chứ không phải là khi doanh nghiệp ngừng hoạt động.

Chính vì vậy, phương pháp này thường được dùng để cung cấp thông tin trong trường hợp giải thể hay phá sản. Bởi vậy nên định giá doanh nghiệp theo phương pháp này rất ít có giá trị thực tế.

Phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê và đánh giá lại tài sản thường được dùng để cung cấp thông tin trong trường hợp giải thể hay phá sản

#3. Phương pháp chiết khấu dòng tiền

Phương pháp này thường dùng để định giá giá trị hiện tại của dòng tiền tự do trong tương lai của một doanh nghiệp. Dòng tiền tự do đó có thể là dòng tiền cho chủ sở hữu và cả chủ nợ.

Phương pháp này xét về cơ bản sẽ có nhiều ưu điểm hơn so với phương pháp dựa vào bảng cân đối kế toán và phương pháp dựa vào kết quả kiểm kê, đánh giá lại tài sản.Cụ thể phương pháp này sẽ giúp thẩm định giá trị doanh nghiệp trong trạng thái hoạt động liên tục chứ không phải là trong trạng thái thanh lý.

Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này thì cách tiến hành lại tương đối phức tạp.

Công thức để tính: Giá trị doanh nghiệp = PV (dòng tiền trong tương lai cho chủ sở hữu và chủ nợ)

Với phương pháp này thì doanh nghiệp cần phải thực hiện tuần tự các bước dưới đây:

  • Bước 1: Xác định dòng tiền tự do trong tương lai của doanh nghiệp (free cash flows to the firm – FCFF)
  • Bước 2: Xác định giá trị cuối cùng (Terminal values)
Phương pháp chiết khấu dòng tiền thường dùng để định giá giá trị hiện tại của dòng tiền tự do trong tương lai của một doanh nghiệp.

#4. Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận khác thường

định giá doanh nghiệp

Mỗi chủ doanh nghiệp đều yêu cầu một tỷ lệ sinh lời nhất định trên số vốn ban đầu mà họ đã đầu tư vào doanh nghiệp. Số tiền này được gọi là chi phí vốn chủ sở hữu. Tỷ lệ sinh lời này gọi là tỷ lệ sinh lời thông thường.

Với một tỷ lệ sinh lời thông thường, mỗi doanh nghiệp có một khoản lợi nhuận: Tỷ lệ sinh lời thông thường * Giá trị vốn chủ sở hữu.

Tuy nhiên trong thực tế lợi nhuận của doanh nghiệp có thể đúng bằng hoặc khác với mức lợi nhuận thông thường này. Lợi nhuận khác thường (abnormal earnings) được xác định thông qua chênh lệch giữa tổng lợi nhuận thực tế (earnings) và lợi nhuận thông thường (normal earnings) của doanh nghiệp

Lợi nhuận khác thường = Lợi nhuận – (Chi phí vốn chủ sở hữu x Giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu đầu kỳ)

Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận khác thường được nhiều doanh nghiệp sử dụng để định giá doanh nghiệp của mình

#5. Phương pháp định giá trên cơ sở so sánh giá trị thị trường

Cả hai phương pháp định giá doanh nghiệp đã được đề cập trên (chiết khấu dòng tiền và chiết khấu lợi nhuận) đều yêu cầu dự đoán chi tiết cho nhiều năm tới. Điều này có thể làm giảm tính tin cậy của các con số được đưa ra.

Vì vậy, nhà phân tích có thể sử dụng phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh giá trị thị trường. Đây là phương pháp đánh giá các triển vọng ngắn hạn và dài hạn về sự phát triển và khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp tương đồng dựa trên thị trường.

Tuy nhiên, phương pháp này thường gặp khó khăn trong việc lựa chọn các doanh nghiệp tương đồng và giải thích sự khác biệt trong hệ số giá giữa các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi nhà phân tích cần có kiến thức sâu rộng về các yếu tố tác động tới hệ số giá để áp dụng chính xác các hệ số giá của các doanh nghiệp khác vào doanh nghiệp cần định giá.

Phương pháp định giá trên cơ sở so sánh giá trị thị trường hoạt động vô cùng hiệu quả trong việc định giá các doanh nghiệp không niêm yết trên thị trường chứng khoán

Phương pháp định giá doanh nghiệp dựa trên cơ sở so sánh giá trị thị trường thường hoạt động hiệu quả đối với các doanh nghiệp không niêm yết trên thị trường chứng khoán. Điều này dựa trên cơ sở số liệu chủ yếu là các báo cáo tài chính doanh nghiệp và thông tin thu được trên thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, định giá doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Các phương pháp định giá doanh nghiệp thường chỉ có thể ước lượng tương đối giá trị của doanh nghiệp. Tuy nhiên, bài viết trên hy vọng mang lại cho độc giả những thông tin hữu ích và giúp định giá doanh nghiệp chính xác hơn và hiệu quả hơn.

Nguồn: Internet.

Leave Comments

0906779115
0906779115