Chỉ số tài chính quan trọng mà một CEO cần nắm vững?
Rất nhiều CEO Việt Nam không có một nền tảng vững vàng về tài chính, kế toán. Họ muốn tạo ra một sản phẩm tuyệt vời hoặc cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng xuất sắc, hơn là phải xem xét hay phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Nhưng nếu muốn công ty phát triển thịnh vượng, các CEO cần phải giám sát và xem xét các con số quan trọng liên quan đến việc kinh doanh kể cả khi đã có một giám đốc tài chính chuyên trách.
Kiến thức cơ bản về quản lý tài chính
Dưới đây là một số thuật ngữ cần thiết, mà CEO cần phải hiểu trước khi đi sâu vào các con số và nguyên tắc kế toán quan trọng đối với sự ổn định của doanh nghiệp:
Nợ: Bất kỳ các khoản vay nào của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian, thường là tiền lãi vay.
Bảng cân đối kế toán: là một bản tóm tắt về tài sản và nợ phải trả của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể, còn được coi như là một bản báo cáo về sức khỏe tài chính doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả kinh doanh: là một báo cáo tóm tắt doanh thu, hoặc tổng thu nhập của doanh nghiệp, trừ đi giá vốn hàng bán để xác định tổng lợi nhuận. Nó còn được gọi là báo cáo lãi lỗ hay P&L.
Vốn chủ sở hữu: Tiền hoặc tài sản được chủ doanh nghiệp và/hoặc các cổ đông đầu tư và lợi nhuận giữ lại
Khoản phải thu: Số tiền doanh nghiệp cho nợ từ việc bán các sản phẩm, dịch vụ.
Khoản phải trả: Số tiền doanh nghiệp nợ người bán và các nhà cung cấp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (báo cáo dòng tiền): Một báo cáo tóm tắt lượng tiền mặt ra và vào doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể. Báo cáo này được xác định bằng cách phân tích các hoạt động kinh doanh, hoạt động tài trợ và hoạt động đầu tư để tính toán lượng tiền mặt hiện tại và dự đoán số tiền trong tương lai.
Chỉ số quan trọng về tình hình kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp đều có một loạt các chỉ số tình hình kinh doanh chính – KPIs( Một chỉ số tình hình kinh doanh là một công cụ đo lường hiệu quả hoạt động) mà CEO có thể nhìn vào hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm hoặc trên cơ sở từng dự án hoặc từng phòng ban để giúp đo lường và dự đoán hiệu quả của việc vận hành doanh nghiệp. Việc sử dụng hiệu quả và giải thích các chỉ số tình hình kinh doanh có thể giúp giám đốc điều hành thực hiện một số nhiệm vụ quản lý tài chính rất quan trọng sau đây:
- Định nghĩa và đo lường mức độ tiến triển mà doanh nghiệp đang thực hiện để hướng tới mục tiêu.
- Đưa ra các quyết định như dự toán ngân sách và phân bổ nguồn lực
- Phát hiện ra những sự gian lận, lãng phí và hoạt động kém hiệu quả nghiêm trọng
Dưới đây là một số các chỉ số tình hình kinh doanh phổ biến nhất mà các doanh nghiệp sử dụng để theo dõi sức khỏe tài chính của doanh nghiệp:
Doanh số bán hàng: Đây là chỉ số đầu tiên của xu hướng kinh doanh. Cho dù đang tăng, đang giảm hay không đổi, chúng vẫn cung cấp một dấu hiệu rõ ràng về chiều hướng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng phải được xem xét đánh giá kết hợp với kết quả lãi ròng. Nhiều nhà điều hành doanh nghiệp nhỏ quá tập trung vào những số liệu ở phía trên của bảng kết quả kinh doanh và sai lầm khi cho rằng doanh số bán hàng vẫn phát triển mặc dù biên lợi nhuận giảm.
Dự báo dòng tiền: CEO nên tính toán dòng tiền dự kiến hàng tuần hoặc hàng tháng; càng thường xuyên càng tốt, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển đột biến.
Kỳ trả tiền bình quân: Đây là số ngày trung bình mà doanh nghiệp phải trả tiền cho nhà cung cấp của mình.
Số ngày tồn kho bình quân: Đây là số ngày trung bình mà hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra hoặc mua về được giữ ở trong kho trước khi được bán ra.
Hệ số biên lợi nhuận gộp tính theo phần trăm doanh thu: Hệ số này cho biết tỷ lệ giữa giá mà khách hàng trả cho doanh nghiệp so với giá mà doanh nghiệp trả cho các nhà cung cấp.
Lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo phần trăm doanh thu: Trường hợp lý tưởng nhất là chỉ số này tăng, mặc dù việc đi ngang cũng có thể chấp nhận được trong một khoảng thời gian. Mặt khác, một sự giảm đi trong chỉ số này có thể là một dấu hiệu cảnh báo về những tổn thất tiềm tàng trong tương lại.
Nguồn: Internet.