Lạm phát không chỉ ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa mà còn tác động trực tiếp đến quyết định đầu tư của bạn.
Tiếp nối phần 1, bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích trong phần 2 này để đưa ra những lựa chọn sáng suốt.
Phân loại
Lạm phát có thể được phân loại thành các mức độ khác nhau, dựa trên tỷ lệ lạm phát và tính chất của lạm phát.
Dựa trên tỷ lệ:
- Tự nhiên: Tỷ lệ idưới 10%/năm. Mức độ này được coi là an toàn và có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Phi mã: Tỷ lệ từ 10% đến 100%/năm. Ở mức độ này, nó bắt đầu gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế và đời sống người dân.
- Siêu cấp: Tỷ lệ trên 100%/năm. Đây là mức độ lạm phát cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn đến sụp đổ nền kinh tế và hỗn loạn xã hội.
Dựa trên tính chất:
- Dự kiến
- Không dự kiến
Các yếu tố ảnh hưởng
Hai yếu tố chính:
- Giá cả hàng hóa
- Lượng hàng hóa tiêu dùng
Ví dụ minh họa:
Giả sử giá cá năm 2020 tăng 20% so với năm 2019. Nếu lượng cá tiêu thụ giảm đi một nửa, thì tỷ lệ lạm phát thực tế sẽ thấp hơn so với trường hợp lượng cá tiêu thụ không đổi.
Xem thêm: Lạm phát năm 2024 dự báo dưới 3,6%
Công thức tính lạm phát
Dựa trên chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
CPI là một thước đo thống kê được sử dụng để đo lường sự thay đổi của mức giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong một khoảng thời gian nhất định so với một thời điểm cơ sở.
Thay vì tính toán giá của từng mặt hàng, người ta chọn ra một rổ hàng hóa tiêu biểu, bao gồm các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, nhà ở, y tế, giáo dục,… để làm cơ sở tính toán.
Công thức:
Tỷ lệ lạm phát kỳ hiện tại = (Giá trị chỉ số CPI cuối kỳ / Giá trị chỉ số CPI đầu kỳ) x 100
Ví dụ:
Giả sử chỉ số CPI của năm 2019 là 98 và năm 2020 là 105. Để tính tỷ lệ lạm phát năm 2020 so với năm 2019, ta thực hiện phép tính:
(105 / 98) x 100 = 107,14%
Điều này có nghĩa là mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ đã tăng 7,14% trong năm 2020 so với năm 2019.
Dựa theo chỉ số giảm phát GDP
Ngoài chỉ số giá tiêu dùng (CPI), chỉ số giảm phát GDP cũng là một thước đo quan trọng để đánh giá mức độ lạm phát của nền kinh tế. Chỉ số giảm phát GDP cho biết mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ sản xuất trong nước đã thay đổi như thế nào so với một năm cơ sở.
Để tính toán tỷ lệ dựa trên chỉ số giảm phát GDP, ta sử dụng công thức:
[(Chỉ số giảm phát GDP năm hiện tại – Chỉ số giảm phát GDP năm trước) / Chỉ số giảm phát GDP năm trước] x 100%