NHỮNG ĐIỂM MỚI NHẤT TRONG LUẬT KẾ TOÁN

Ngày 20/11/2015, Quốc hội thông qua Luật kế toán số 88/2015/QH13 – Luật kế toán (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 01/01/2017  thay thế cho Luật kế toán số 03/2003/QH11.

Luật số 88/2015/QH13 quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán, người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp về kế toán.

(Luật kế toán sửa đổi mới nhất)

10 ĐỐI TƯỢNG CHÍNH TRONG LUẬT KẾ TOÁN SỐ 88/2015/QH13

Luật áp dụng với 10 đối tượng sau: 

  1. Cơ quan có nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước các cấp
  2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước
  3. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không sử dụng ngân sách nhà nước
  4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
  5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
  6. Hộ kinh doanh, tổ hợp tác
  7. Người làm công tác kế toán
  8. Kế toán viên hành nghề; doanh nghiệp và hộ kinh doanh dịch vụ kế toán
  9. Tổ chức nghề nghiệp về kế toán
  10. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến kế toán và hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán tại Việt Nam.
10 đối tượng
10 đối tượng trong luật kế toán mới nhất

QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ TRONG LUẬT KẾ TOÁN (SỬA ĐỔI)

Chứng từ điện tử phải bảo đảm:

  • Tính bảo mật và bảo toàn dữ liệu, thông tin trong quá trình sử dụng và lưu trữ;
  • Phải được quản lý, kiểm tra chống các hình thức lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép, đánh cắp hoặc sử dụng chứng từ điện tử không đúng quy định.

Trường hợp khi chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch, thanh toán hoặc ngược lại thì chứng từ điện tử có giá trị để thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

luật kế toán
Chứng từ điện tử trong Luật kế toán

BỔ SUNG QUY ĐỊNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC

Báo cáo tài chính nhà nước cung cấp thông tin về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước, nợ công, vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tài sản, nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của Nhà nước. Báo cáo tài chính nhà nước gồm:

  • Báo cáo tình hình tài chính nhà nước;
  • Báo cáo kết quả hoạt động tài chính nhà nước;
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
  • Thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước.

Luật còn quy định trách nhiệm lập báo cáo tài chính nhà nước đối với Bộ tài chính và các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế và các đơn vị có liên quan.

TỔNG KẾT

Để hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính mới nhất, hãy tham gia vào khóa học “Quản trị tài chính Start – up” từ giảng viên Ngô Quốc Chương – CEO và đội ngũ chuyên gia Công Ty Tư Vấn FPI, với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, sẽ giúp cho bạn có nhiều cái nhìn tổng quát về thị trường, đồng thời bạn có thể tìm thấy được cơ hội kinh doanh cho chính mình khi tham gia khóa học.

CHI TIẾT KHÓA HỌC “QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH START – UP”

Lịch học: Thứ 2, 3, và 5. Thời gian: 19:30 – 21:30 

GIÁ ƯU ĐÃI: 1.990K VNĐ (Giá gốc: 5.000.000 VNĐ)

 

Leave Comments

0906779115
0906779115