LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI VỚI 10 BƯỚC CHI TIẾT

Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới là một bước vô cùng quan trọng trong việc đưa sản phẩm được biết đến rộng rãi tới những khách hàng tiềm năng. 

Trong bài viết này, FPI sẽ chia sẻ và hướng dẫn cách lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới qua các bước chi tiết cùng ví dụ minh họa; đánh giá hiệu quả nhờ digital marketing, cùng theo dõi ngay nhé!

LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI LÀ GÌ?

Một kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là cách bạn đưa sản phẩm của mình tới tay khách hàng với hiệu quả cao nhất có thể.  Kế hoạch marketing cho sản phẩm mới sẽ giúp bạn nghiên cứu được thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng và phát triển các chiến lược marketing.

(Lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới là gì?)

CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM MỚI

#Bước 1: Nắm vững về sản phẩm

Để biết sản phẩm của mình sẽ được đứng ở đâu trên thị trường, chúng ta cần bắt đầu với những nghiên cứu bằng cách trả lời những câu hỏi:

  • Sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu gì?
  • Chúng có điểm gì khác biệt và nổi trội?
  • Tại sao khách hàng nên mua chúng?

Khi đã hoàn thành các câu hỏi cốt lõi đó, bạn có thể phân tích nâng cao để tìm ra những điểm độc đáo riêng của sản phẩm:

  • Nên bán sản phẩm của mình ở đâu?
  • Mức giá cả hợp lý trên thị trường và đáp ứng chi phí – lợi nhuận?
  • Sản phẩm cần được sử dụng/ bảo quản ở môi trường thế nào?

(Nắm vững về sản phẩm)

#Bước 2: Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm đang cần lập kế hoạch marketing

Đây là bước nghiên cứu xem sản phẩm của bạn có mức hấp dẫn tới đâu. Khi thực hiện bước 2, có ba vấn đề mà bạn cần lưu ý là dung lượng thị trườngxu hướng thị trường và tính thời vụ.

Google Trends

Đây là một công cụ hữu hiệu để tìm kiếm những từ khóa từ Google. Đâu là những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trong một khoảng thời gian nhất định mà bạn tìm kiếm. Từ đó, một phần giúp đánh giá về tính tiềm năng của thị trường.

Google Keyword Planner

Với công cụ này, bạn có thể tra được số lượt tìm kiếm của một từ khóa, điều này sẽ giúp bạn nắm rõ về việc những từ khóa nào được tìm kiếm nhiều và xác định được cả tính thời vụ.

(Nghiên cứu thị trường cho sản phẩm đang cần lập kế hoạch marketing)

#Bước 3: Xác định nhóm khách hàng mục tiêu

Khi đã nắm rõ về môi trường bên trong và bên ngoài của sản phẩm, đâu sẽ là phân khúc tốt để thâm nhập?

Khách hàng của bạn sẽ được phân chia theo độ tuổi, giới tính, vị trí, mức thu nhập, sở thích,… 

Cần thu thập các thông tin về người mua hàng một cách đầy đủ và xác định xem nhóm khách nào sẽ có khả năng mua hàng của bạn cao nhất.

(Xác định nhóm khách hàng mục tiêu)

#Bước 4: Phân tích đối thủ cạnh tranh

Hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh là việc cực kỳ quan trọng khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới. Cách dễ dàng để phân loại đối thủ cạnh tranh theo 3 nhóm là

  • Đối thủ cạnh tranh chính:  Đây là những công ty mà bạn đang cạnh tranh trực tiếp. Họ đang bán các sản phẩm tương tự và cho những đối tượng tương tự như bạn. (Ví dụ:Iphone và Samsung)
  • Đối thủ cạnh tranh thứ cấp:  Đây là những công ty đang bán các sản phẩm tương tự như bạn nhưng cho một đối tượng khác (ví dụ: cửa hàng thương hiệu bán quần áo so với cửa hàng nói chung cũng bán quần áo nhưng ở mức chất lượng và giá cả khác)
  • Đối thủ cạnh tranh cấp ba:  Đây là những công ty không bán các sản phẩm tương tự cho bạn, nhưng họ tiếp thị cho những đối tượng tương tự

(Phân tích đối thủ cạnh tranh)

#Bước 5: Đặt ra mục tiêu khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm 

Mục tiêu tiếp thị của bạn sẽ thiết lập giai điệu cho thông điệp tiếp thị, chiến lược và ngân sách. Phương pháp phổ biến nhất để thiết lập mục tiêu tiếp thị là sử dụng hệ thống SMART.

Thiết lập mục tiêu theo nguyên tắc SMART:

(Sử dụng mô hình SMART để thiết lập mục tiêu trong kế hoạch marketing cho sản phẩm mới)

Specific – Cụ thể rõ ràng

Giả sử mục tiêu là tăng tương tác, thì kết quả phải là bao nhiêu tương tác, bao nhiêu like, bao nhiêu share. 

Nếu mục tiêu bán hàng, thì kết quả là bán được thêm bao nhiêu đơn hàng. Có mục tiêu cụ thể, rõ ràng, điều đó giúp bạn có thể dễ dàng đưa ra được khối lượng công việc cần thiết cũng như ngân sách cụ thể hơn.

Measurable – Đo đếm được

Nghiêm cấm những mục tiêu theo dạng chung chung. Hiện tại bạn đang có công cụ nào, phân tích dữ liệu hiện tại như thế nào rồi hẵng đưa ra mục tiêu. 

Attainable – Có thể đạt được

Mục tiêu quá cao chỉ khiến bạn rút cạn ngân sách, cùng với đó là hiệu quả chẳng đi đâu đến đâu.

Relevant – Liên quan đến tầm nhìn chung của doanh nghiệp.

Time-Bound – Thời gian triển khai và kết thúc

Một kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới không bao giờ được thiếu các mốc thời gian triển khai và kết thúc. 

#Bước 6: Xây dựng thông điệp marketing cốt lõi

Bạn cần xác định thông điệp marketing cốt lõi mà bạn sẽ sử dụng trong các chiến lược tiếp thị của mình.

Thông điệp marketing cốt lõi giúp thiết lập khung cho các chiến lược của bạn, có thể là quảng cáo trên mạng xã hội, Google Ads, video marketing,…

(Xây dựng thông điệp marketing cốt lõi)

#Bước 7: Xây dựng chiến lược marketing

Có rất nhiều cách để bạn hoàn thành mục tiêu và liệt kê ra các ý tưởng của mình như:

  • Tham gia các sự kiện địa phương khác nhau
  • Viết thông cáo báo chí, tiếp thị nội dung
  • Đưa sản phẩm của bạn lên Amazon hoặc các trang TMĐT
  • Chạy các chiến dịch tiếp thị kỹ thuật số để bán sản phẩm của bạn. (Facebook ADS, Google ADS)

(Xây dựng chiến lược marketing)

#Bước 8: Ngân sách khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới

Với nhiều chiến lược, lợi nhuận ngay lập tức có thể chưa thấy rõ nhưng bạn sẽ thu được lợi ích trong một quá trình dài như xây dựng thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp,… 

(Ngân sách khi lập kế hoạch marketing cho sản phẩm mới)

#Bước 9: Kiểm tra và đánh giá hiệu quả

Digital marketing đã giúp hoạt động này dễ dàng hơn rất nhiều bởi vì chúng ta có tất cả các số liệu thống kế về lượt người ghé thăm trang web, lượng người mua và cả phân bổ chi phí cho mỗi đơn hàng,…

(Kiểm tra và đánh giá hiệu quả)

#Bước 10: Đặt ra khung thời gian

Cuối cùng, hãy đặt thời gian cho các đầu công việc. Đâu sẽ là lộ trình mà bạn mong muốn cho việc hoàn thành mục tiêu, thực hiện các chiến lược hay thực hiện bước đánh giá.

(Đặt ra khung thời gian)

TỔNG KẾT

Nếu bạn cần sự tư vấn hoặc hỗ trợ trong quá trình khởi nghiệp, hãy đến với FPI – đối tác tài chính đáng tin cậy của bạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên con đường đến với thành công.

Để hiểu thêm nhiều kiến thức tài chính mới nhất, hãy tham gia vào khóa học “Quản trị tài chính Start – up” từ giảng viên Ngô Quốc Chương cùng đội ngũ chuyên gia với 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, sẽ giúp cho bạn có nhiều cái nhìn tổng quát về thị trường, đồng thời bạn có thể tìm thấy được cơ hội kinh doanh cho chính mình khi tham gia khóa học.

CHI TIẾT KHÓA HỌC “QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH START – UP”

Lịch học: Thứ 2, 3, và 5. Thời gian: 19:30 – 21:30 

GIÁ ƯU ĐÃI: 1.990K VNĐ (Giá gốc: 5.000.000 VNĐ). 

Tặng bộ tài liệu tài chính trị giá 2.000K VNĐ (Áp dụng cho học viên đăng ký trước khi khóa học diễn ra 10 ngày)

 

Leave Comments

0906779115
0906779115